LÝ DO BẠN NÊN HỌC LUẬT KINH TẾ TẠI ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

 

  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾNTheo định hướng ứng dụng và hội nhập quốc tế. Chương trình đào tạo lấy sinh viên làm trung tâm. SV được học sâu về chuyên môn Luật kinh tế, kết hợp với thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh thông qua các giai đoạn thực tập, làm việc tại doanh nghiệp
  • ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH THỰC NGHIỆPSinh viên học và làm thông qua 3 kì làm việc tại Doanh nghiệp. Sinh viên được thực hành, trải nghiệm thực tế và đạt năng lực đầu ra ngay trong quá trình học tập
  • CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CB GVSinh viên được học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại dưới sự hướng dẫn tận tâm của đội ngũ giảng viên và cán bộ Nhà trường.
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬPTrải nghiệm 4 năm SV tại Thành phố đáng sống Việt Nam : ĐẸP, THÂN THIỆN, AN NINH, CHI PHÍ HỢP LÝ, NGÔI TRƯỜNG ĐẸP
  • CƠ HỘI VIỆC LÀMSinh viên được chọn cơ hội làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tại Đà Nẵng – miền Trung hoặc TP. Hồ Chí Minh qua TT giới thiệu việc làm của Nhà trường

 

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, có đầy đủ kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức để theo đuổi các chứng chỉ để nâng cao nghề nghiệp trong tương lai. Có năng lực nghiên cứu các kiến thức kinh tế và pháp lý nền tảng, đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn pháp lý chuyên sâu. Có tư duy độc lập, năng lực ngoại ngữ, kỹ năng tin học và hội nhập quốc tế; Người tốt nghiệp sẽ có năng lực thực hiện các nghiệp vụ của chuyên viên pháp lý trong cơ quan, doanh nghiệp cũng như hành nghề độc lập trong xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể

 

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (CĐR)

 

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên ngành Luậtkinh tế tốt nghiệp đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:

4. Tiêu chí tuyển sinh, quá trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

4.1 Tiêu chí tuyển sinh

Ngành Luật Kinh tế tuyển sinh theo 02 phương thức: xét tuyển theo điểm thi THPT QG và kết quả học bạ lớp 12 với đối tượng tốt nghiệp THPT trên phạm vi cả nước. Phương thức tuyển sinh như sau:

1/ Xét theo kết quả THPT Quốc gia: Tổng điểm 3 bài thi (A00- Toán, Lý, Hóa); C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh) và D90 (Toán, KHTN, Anh)

2/ Xét theo học bạ THPT: Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 ≥ 6.0

4.2 Quá trình đào tạo

CTĐT ngành Luật kinh tế được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, gồm 132 tín chỉ (không kể 11 tín chỉ của học phần giáo dục thể chất và GDQPAN). Quá trình đào tạo tuân thủ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo được thiết kế với thời gian đào tạo là 4 năm. Mỗi năm học có hai học kỳ chính (bắt đầu từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 6 của năm sau). Theo lộ trình được thiết kế, sinh viên được học đan xen các học phần thuộc khối kiến thức đại cương (gồm 27 tín chỉ) và các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở khối ngành (7TC), cơ sở ngành (18 tín chỉ) và kiến thức chuyên ngành (72 tín chỉ): được bố trí học ở năm 1, năm 2 và năm 3 và thực tập nghề nghiệp được bố trí tại kỳ 6, thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp được bố trí ở năm 4

4.3 Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp

Sinh viên được trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
  • Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo.
  • Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên và đạt chuẩn đầu ra, năng lực đầu ra theo quy định của CTĐT.
  • Đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
  • Đạt chứng nhận hoàn thành chương trình tin học.
  • Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh và hoàn thành học phần giáo dục thể chất.

5. Sơ đồ chương trình giảng dạy

6. Chiến lược giảng dạy và học tập

Gồm 8 chiến lược (Chiến lược dạy học trực tiếp, Chiến lược dạy học dựa vào hoạt động, Chiến lược dạy dựa vào nghệ thuật, Chiến lược dạy kĩ năng tư duy, Chiến lược dạy học tương tác, Chiến lược dạy học theo hướng nghiên cứu, Chiến lược dạy học dựa vào công nghệ, Chiến lược tự học).

7. Chiến lược và phương pháp đánh giá

Gồm 11 chiến lược và phương pháp đánh giá, cụ thể: Đánh giá sự tham gia trên lớp, đánh giá bài tập, đánh giá thuyết trình, đánh giá hoạt động, kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm, bảo vệ và thi vấn đáp, viết báo cáo, đánh giá làm việc nhóm, báo cáo thực tập/khóa luận tốt nghiệp.

 

 

Xem Chương trình đào tạo đầy đủ ngành Luật kinh tế và Bản mô tả chương trình đào tạo các khóa tại link