Bên cạnh việc nỗ lực xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, Khoa Luật trường Đại học Đông Á còn rất tích cực trong việc triển khai các phương pháp giáo dục hiệu quả trong thời đại mới
Khoa Luật trường Đại học Đông Á đề ra mục tiêu không chỉ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức, mà còn trang cho sinh viên kĩ năng và thái độ; rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề thông qua những phương pháp giáo dục tích cực.
1. Lớp học đảo ngược (flipped classroom – FC) và phần mềm học trực tuyến
Khác với lớp học truyền thống trong lớp và chủ yếu dựa trên bài giảng, ở Khoa Luật Đại học Đông Á, những nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi vấn đề đã được gửi cho sinh viên để tự học ở nhà và thời gian trên lớp được dành để tổ chức cho sinh viên vào các hoạt động học tập lấy sinh viên là trọng tâm như học dựa trên vấn đề hay học dựa trên các câu hỏi.
Ví dụ: Trong thời gian dịch bệnh Covid không thể đến trường trực tiếp học tập, các bạn sinh viên đã tạo được thói quen học online hiệu quả. Đầu tiên, các bạn vào hệ thống Canvas của nhà trường để nghiên cứu lý thuyết, các video hướng dẫn các thầy cô yêu cầu, làm bài tập nhóm và cuối cùng sẽ có buổi trao đổi trực tiếp trên Google Meeting để chia sẻ, giải đáp thắc mắc, thuyết trình nhóm, cùng nhau giải quyết những tình huống thực tiễn,..
Với phương pháp học này, tính tự giác của sinh viên được phát huy cao nhất. Sinh viên được khích lệ để tự tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bài học, dành thời gian trên lớp để trao đổi nhiều hơn, thực hành nhiều hơn và học hỏi nhiều hơn nữa.
2. Đào tạo đa chuyên ngành (interprofessional education – IPE)
Đạo tạo đa chuyên ngành (interprofessional education) được định nghĩa là phương thức giáo dục trong đó 2 hoặc nhiều chuyên ngành hợp tác trong một quá trình dạy-học với mục tiêu là tăng tương tác giữa các chuyên ngành để thúc đẩy thực hành của mỗi chuyên ngành.
Đại học Đông Á là môi trường đào tạo đa chuyên ngành. Bên cạnh học những học phần chuyên môn về Luật, các bạn sinh viên còn được học thêm những học phần khác liên quan đến kinh tế, quản trị, du lịch,... để có thêm kiến thức nền, kiến thức xã hội. Đồng thời, việc học thêm những kiến thức khác nhau trong chương trình đào tạo còn giúp các bạn có cái nhìn tổng quan với cộng đồng, cũng như có thể đánh giá môi trường làm việc sau này. Cùng học và làm việc nhóm với các bạn sinh viên ngành khác cũng giúp các bạn tạo được những mối quan hệ mới, cùng kết hợp để tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao hơn, và có thể là cùng nhau khởi nghiệp nữa!
3. Học theo nhóm (team-based learning – TBL):
Phương pháp TBL khuyến khích sinh viên chuẩn bị trước khi đến lớp và làm việc nhóm trong lớp học. Lợi ích của TBL là sinh viên tích cực tham gia, cải thiện kĩ năng giao tiếp, tư duy phản biện, tăng hài lòng và kết quả học tập của sinh viên. Ở đại học Đông Á, các thầy cô sẽ ưu tiên chia các bạn thành nhóm 6 sinh viên, giúp các bạn phát huy hiệu quả nhất phương pháp làm việc nhóm. Đồng thời, ở mỗi học phần đều có đánh giá làm việc nhóm, tăng sự phối hợp trong công việc của sinh viên, cũng như rèn luyện ý thức tránh nhiệm cho mỗi bạn ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
4. Học cùng cộng đồng (service learning – SL)
Học cùng cộng đồng (SL) là một hình học theo kinh nghiệm trong đó kết hợp học trong lớp học và hoạt động tình nguyện để phục vụ mục đích của cộng đồng và cung cấp cho sinh viên ý thức về trách nhiệm công dân. Văn hóa trách nhiệm cộng đồng luôn được chú trọng tại Đại học Đông Á. Các bạn được học kiến thức chuyên ngành, đồng thời cũng có những buổi chia sẻ kiến thức mà mình đã học, lan tỏa đến xã hội. Những buổi tư vấn pháp luật và tuyên truyền pháp luật sẽ giúp các bạn phát huy mạnh mẽ nhất vai trò của bản thân, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng tư vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và hùng biện,... của các bạn nữa!
Ngoài ra, Khoa Luật trường Đại học Đông Á cũng mời rất nhiều giảng huấn đến từ doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức hội thảo, workshop, nói chuyện chuyên đề,... để các bạn sinh viên được trao đổi những vấn đề cộng đồng với những người đến từ cộng đồng.
5. E-learning
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, việc học có thể diễn ra mà không cần gặp mặt trực tiếp giảng viên và sinh viên. Học online hay e-learning được định nghĩa khi việc học được diễn ra thông quá kết nối internet còn học dựa vào máy tính (computer-based learning) thì sử dụng các thiết bị da hình như đĩa CD-ROM. E-learning programs là một phương pháp có thể cung cấp cho nhiều người ở những vị trí địa ký khác nhau, giúp chuẩn hóa cập nhật kiến thức nhanh. Chương trình có thể cung cấp tương tác tức thì giữa người dạy và người học.
Không ngần ngại gì nữa, việc học tập trên hệ thống Canvas E-learning đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên Khoa Luật trường Đại học Đông Á rồi nhỉ?!
6. Hoạt động câu lạc bộ
Bên cạnh học tập theo lớp, các bạn sinh viên Khoa Luật trường Đại học Đông Á còn được giao lưu, trao đổi, chia sẻ với các bạn thông qua hoạt động Câu lạc bộ. Hiện nay, Khoa Luật có 4 câu lạc bộ chính:
- Câu lạc bộ học thuật The Light of Law
- Câu lạc bộ Tiếng Anh Pháp Lý
- Câu lạc bộ Kỹ năng mềm
- Câu lạc bộ thể thao và văn nghệ
Tất cả các câu lạc bộ này đều tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị, giúp các bạn sinh viên giải tỏa stress sau những giờ học căng thẳng, cùng chia sẻ với những bạn có chung niềm đam mê và cùng giúp nhau tiến bộ mỗi ngày./.
Hồng Phước