Sinh viên Luật cần làm gì để trở thành một luật sư giỏi?

Chuỗi cảm xúc của sinh viên Khoa Luật trường Đại học Đông Á

Để thực hiện thành công định hướng “Nghề luật”  là cả một quá trình từ trang bị kiến thức đa ngành, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất đạo đức đến việc thực hành nghề luật. Ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì để trở thành một luật sư giỏi? Chủ động tiếp cận kiến thức và rèn luyện các kỹ năng. Đó là những gì mà một sinh viên Luật cần làm và phải làm khi ngồi trên ghế giảng đường đại học để sau này trở thành một luật sư giỏi.

Hiện nay phương pháp học của chúng ta phần lớn vẫn là thụ động. Sinh viên đến trường để nghe giảng, chép bài và làm bài chứ không phải là tiếp cận kiến thức, sàng lọc kiến thức từ những vấn đề thực tiễn. Rất hiếm sinh viên chủ động đưa các vấn đề xã hội vào bài giảng để thầy cô và các bạn cùng mô xẻ, khai thác và phân tích. Nghề luật là một nghề đòi hỏi sự chủ động, bởi anh sinh ra để giúp người khác giải quyết vấn đề cho nên nếu khởi đầu bằng một thái độ và thói quen thụ động thì làm sao thành công và kiếm được việc làm? Muốn làm việc cho một công ty luật hay muốn mở một văn phòng luật sư cho riêng mình thì mình cần phải có mọi kiến thức cần thiết và tốt nhất thì mới có thể có nghỉ đến những điều đó được. Do đó, hãy chủ động tiếp cận kiến thức không chỉ qua sách vở, qua tài liệu, qua văn bản mà phải chủ động tiếp cận các vấn đề của cuộc sống hàng ngày và nhìn nhận nó ở góc độ pháp luật, ở góc độ nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Có như vậy bạn sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ pháp lý mà khi ra trường, xã hội luôn luôn cần đến bạn. Không có một luật sư giỏi nào mà không có kỹ năng. Chắc chắn vậy, nghề luật sư không chỉ yêu cầu về năng lực mà còn đòi những kỹ năng vô cùng quan trọng trong đó không thể thiếu kỹ năng tư duy sắc sảo, logic và kỹ năng phân tính, nhìn nhận đa chiều.

Muốn tư duy được thì phải đọc, phải nghe, phải nhìn nhận và phải biết đánh giá. Do đó, khi còn là sinh viên các bạn hãy tích lũy kiến thức nền tảng bằng cách đọc thật nhiều các sách về luật và liên quan đến luật. Có một mẹo nhỏ cho các bạn là đừng bao giờ chỉ đọc các văn bản hay các sách chuyên khảo, điều đó sẽ khiến bạn thấy mọi thứ khô cứng, dễ nhàm chán. Đôi khi những câu chuyện về luật rất đời thường thôi lại làm cho bạn thêm thích thú và yêu nghề.

Kỹ năng đọc cũng là một kỹ năng rất quan trọng. Có người đọc xong rồi quên hoặc đọc xong mà không đọng lại một câu, một chữ nào vào trong đầu. Do vậy phải rèn luyện được kỹ năng đọc để tích lỹ. Tại sao chúng ta không dùng các công cụ hỗ trợ như bút nhớ, giấy nhớ. Đừng ngại khi khiến một cuốn sách trở nên lem nhem, xấu đi bởi những chú thích, đánh dấu, bởi điều chúng ta cần sau khi đọc là những kiến thức tích lũy được chứ không phải là cần một quyển sách vẫn còn đẹp, vẫn còn mới.

Kỹ năng nghiên cứu: Quãng đời 4 năm sinh viên đại học nếu như ai chưa một lần nghiên cứu dù chỉ là một đề tài nhỏ, một vấn đề đơn giản thì quả là một thiệt thòi và thiếu xót. Kỹ năng nghiên cứu là một kỹ năng quan trọng để trở thành một luật sư giỏi. Bạn phải biết nghiên cứu, biết tìm tòi “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Kỹ năng nghiên cứu chính là sự hội tụ của khả năng tư duy tìm kiếm đề tài, tìm kiếm tài liệu, khả năng so sánh, đặt vấn đề và kết thúc vấn đề. Đây là những bài tập cơ bản làm nền tảng để giúp chúng ta hành nghề sau này. Không biết nghiên cứu thì khi bước vào sự nghiệp các bạn cũng không thể nào đọc được hồ sơ vụ án, không thể viết nổi một bạn “luận cứ” cho ra hồn. Do đó hãy tập nghiên cứu khoa học, tập viết để có thể trau dồi hơn nữa những kiến thức và khả năng tư duy của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ năng nói: Rõ ràng kỹ năng nói là nét đặc trưng của nghề luật đặc biết là với giới luật sư. Bạn phải truyền tải những lời lẽ, quan điểm của mình tới cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ thân chủ hoặc bạn phải trở thành một nhà thương thuyết tài ba để có thể đàm phán, dàn xếp một vụ kinh doanh thương mại. Do đó kỹ năng nói là một kỹ năng quan trọng và dĩ nhiên nó cần được rèn luyện từ khi bạn còn là một cô, một cậu sinh viên. Nói lắp, nói ngọng hoặc quá lạm dụng tiếng địa phương sẽ khiến bạn khó trở thành một luật sư giỏi nếu như không nói là chẳng bao giờ. Cho nên hay thay đổi bởi “căn bệnh” nói lắp, nói ngọng hoặc nói tiếng địa phương có thể chữa nếu bạn muốn.

Hãy tập cho mình thói quen nói chậm lại, nói ngắn gọn và súc tích. Lời lẽ của luật sư sẽ trở nên đanh thép, hùng hồn và đầy sức thuyết phục nếu như bạn có thể nói rõ ràng, đúng, trúng vấn đề cần phải nói.

- Trích bài viết của sinh viên Nguyễn Thành Đạt lớp LA20A1A Trường Đại học Đông Á -