Vì sao nên chọn học ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Đông Á - Đà Nẵng

Giữa vô vàn lối rẽ khi chọn ngành nghề đại học, các bạn trẻ vẫn luôn phải đứng trước những những nghi ngờ, lo lắng về mọi điều sắp diễn ra. Khi chọn ngành Luật kinh tế như một lối đi vừa mới mẻ vừa hấp dẫn cho tương lai của mình, ắt hẳn, các bạn cũng không tránh được những bỡ ngỡ vì chưa biết, chưa định hình ngành Luật kinh tế là như thế nào? Ước gì có ai đó gỡ rối cho bạn…

Vậy, trước khi điền vào mẫu đơn đăng ký, các bạn hãy lướt qua một vài điều nhỏ dưới đây để có thể có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Luật kinh tế nhé!

Ngành "Luật kinh tế" là gì?

Luật kinh tế là ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế là tổng hợp các quy luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất giữa các chủ thế kinh doanh với nhau.

Học những gì từ ngành Luật kinh tế?

Để có một hành trang vững chắc, đòi hỏi bạn phải lựa chọn chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế uy tín, có thể kể đến một số trường Đại học nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh trong thời gian gần đây như:

  • Đại học Luật TP. HCM
  • Đại học Đông Á – Đà Nẵng
  • Đại học Luật Hà Nội

Khi chọn học ngành Luật kinh tế tại các trường Đại học, sinh viên sẽ được đào tạo những môn học then chốt. Bên cạnh đó các bạn sẽ được trang bị các kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,… để đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp

Tại Đại học Đông Á, điểm mạnh của chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với thực tế:

  • Chương trình đào tạo có ít nhất 05 học phần chuyên ngành, học phần giảng dạy thu hút do cơ quan, doanh nghiệp phụ trách giảng dạy tại các đơn vị như: công ty Luật, tòa án, Hiệp hội Luật gia, Đoàn luật sư…
  • Học phí thấp nhất trong tất cả các trường có đào tạo cử nhân Luật kinh tế trong cả nước
  • CTĐT có số lượng buổi sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm khoa học, hội thảo và báo cáo chuyên ngành với sự tham gia của các Giáo sư, chuyên gia hàng đầu tại các trường Đại học, Học viện, viện nghiên cứu trong và ngoài nước
  • Chương trình đào tạo ngắn hạn
  • Kỹ năng đàm phán quốc tế
  • Có cơ hội được kiểm nghiệm và vận dụng kiến thức của mình thông qua những đợt kiến tập, thực tập ở các bộ phận đa dạng trên khắp các tỉnh thành xuyên suốt các năm học

Sinh viên Khoa Luật trường Đại học Đông Á với kỳ kiến tập đầu tiên khi bước chân vào môi trường đại học. Bạn nào cũng háo hức khi được thử mình ở môi trường mới.

Tại sao chọn Luật kinh tế mà không phải là Luật học?

Hiện nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển với khởi sắc của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Hơn lúc nào hết hành lang pháp lý và các vấn đề về chính sách cần được bảo mật. Theo đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành không thể thiếu trong xã hội hiện đại

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của ngành Luật kinh tế rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau:

  • Chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong các tổ chức dịch vụ pháp luật
  • Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp
  • Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các Viện nghiên cứu, cơ sở Giáo dục

Để tự tin nắm giữ cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, bên cạnh việc tiếp nhận kiến thức chuyên ngành, trang bị các kỹ năng cần thiết luôn quan trọng đối với sinh viên Luật kinh tế

Học Luật kinh tế ra trường làm gì?

Một tin rất vui cho các bạn, đó là vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành Luật kinh tế vô cùng phong phú, đa dạng và phù hợp với hầu hết các bạn nhé!

  • Công chứng viên
  • Luật sư
  • Trợ giúp viên pháp lý
  • Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
  • Thẩm phán
  • Kiểm sát viên
  • Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
  • Thành viên hội đồng cạnh tranh
  • Quản tài viên
  • Chấp hành viên thi hành án
  • Báo cáo viên pháp luật
  • Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam
  • Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, ngân hàng
  • Tư vấn viên pháp luật
  • Kiểm tra viên ngành Kiểm sát
  • Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại
  • Thư ký Tòa án
  • Công chức làm công tác hộ tịch
  • Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam
  • Giảng viên ngành Luật
  • Trợ lý luật sư
  • Các vị trí tại bộ tư pháp như vụ phổ biến, tuyên truyền pháp luật, vụ xây dựng, ban hành pháp luật, tổng cục thi hành án dân sự,...(rất nhiều nên kể đại diện vài cái)
  • Các vị trí pháp lý tại các bộ, sở, phòng, ban khác. (Ở Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ, dưới bộ ở 63 tỉnh thành lại có 1 sở trực thuộc nên rất nhiều vị trí nhé)
  • Công an, an ninh (thông qua con đường điều chuyển, luân chuyển cán bộ, công chức, và một số con đường khác).
  • Bộ phận thuộc quân đội (VKS, Tòa án, Thi hành án đây là những cơ quan thuộc quân đội, và có phong hàm).
  • Tổ chức trọng tài thương mại
  • Các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế phi chính phủ
  • Công việc thuộc kho bạc nhà nước, thuế, hải quan
  • Thu hồi nợ
  • Công an

... và rất nhiều nghề liên quan tới chuyên ngành luật kinh tế nữa!

Học ngành Luật kinh tế ở đâu?

Tại một số trường đại học uy tín đào tạo ngành Luật kinh tế như: trường Đại học Kinh tế - luật (Đại học quốc gia TPHCM), Đại học Luật TPHCM, Đại học Đông Á – Đà Nẵng bên cạnh việc đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý cũng như khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt đông kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam

Đặc biệt, khoa Luật Đại học Đông Á còn đào tạo kết hợp việc trải nghiệm thực tiễn tại các công ty Luật, bộ phận tư vấn Luật trực thuộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, vừa trang bị ngoại ngữ chuyên pháp lý, khẳng định năng lực của sinh viên trong môi trường thương mại toàn cầu

Ưu thế của trường Đại học Đông Á đó là có hệ thống doanh nghiệp kí kết hợp tác rộng, trải đều trên địa bàn các tỉnh miền Trung, là cơ hội lớn để sinh viên được nhận vào làm việc ngay khi ra trường

Ngoài ra, Khoa Luật trường Đại học Đông Á còn tạo ra rất nhiều cơ hội để các bạn sinh viên thể hiện và phát huy tố chất, năng lực của mình ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. 

Sinh viên Khoa Luật tranh tài ở cuộc thi tranh biện Sera Monastery

Sinh viên tham gia Phiên tòa tập sự được thử vai với các vị trí Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm, Luật sư, đại diện VKS,...

CLB thể thao của Khoa Luật luôn đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ hội thao cấp trường. Mới đây nhất, Đội bóng đá nam Khoa Luật đã giành cúp vô địch Hội thao chào mừng 20/11 của trường Đại học Đông Á

Những tố chất cần thiết để trở thành sinh viên ngành Luật kinh tế

"Đam mê thôi vẫn chưa đủ" là vấn đề mà các chuyên gia luôn đặt ra cho các bạn. Thật ra, với các vị trí việc làm khi ra trường của một cử nhân Luật vô cùng đa dạng, phong phú và phù hợp với nhiều bạn với những tố chất hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, nếu sở hữu những tiêu chí này, bạn sẽ vô cùng phù hợp với ngành Luật và sẽ hứa hẹn trở thành một sinh viên Luật xuất sắc đấy!

  • Có trách nhiệm với công việc, với xã hội; có tinh thần cầu tiến, chuyên nghiệp trong công việc.
  • Yêu nghề, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
  • Có thái độ hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp.
  • Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc được giao;
  • Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, đối tác
  • Kỹ năng giao tiếp,thuyết phục, giải quyết vấn đề
  • Khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic
  • Ngoại ngữ tốt

Chọn ngành Luật kinh tế ở ngôi trường nào để có cơ hội trúng tuyển cao?

Song song với việc tra cứu thông tin “Trường nào đào tạo ngành Luật kinh tế”, bạn cũng nên tìm hiếu điểm trúng tuyển vào ngành ở các trường để đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. Dưới đây là mức điểm trúng tuyển ngành Luật kinh tế tại một số trường uy tín qua các năm:

  • Viện Đại học mở Hà Nội: dao động từ 17 - 20 điểm
  • Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM: 15 – 18 điểm cho tất cả các tổ hợp môn
  • Trường Đại học mở TP. HCM: với mức điểm 18 – 22

Thông báo tuyển sinh 2019, trường Đại học Đông Á dự kiến tuyển sinh ngành Luật kinh tế thông qua hai phương thức: Xét học bạ THPT (tổng điểm TBC lớp 12 ≥ 6.0) và Xét kết quả thi THPT Quốc gia ≥ Điểm sàn do Bộ GD&ĐT quy định với 4 tổ hợp môn (Toán,Lý, Hóa), (Toán, Lý, Anh), (Toán,Văn, KHTN) và (Toán, Văn, KHXH) 

Từ những thông tin vừa được cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi về Luật kinh tế, càng khẳng định hơn nữa sự khởi sắc của ngành học trong thị trường việc làm. Đây sẽ là một tiền đề quan trọng để các bạn có những tìm hiểu sâu hơn. Tự tin, quyết đoán trong việc lựa chọn ngôi trường để gửi gắm ước mơ, mạnh dạn theo đuổi đam mê và nỗ lực để hiện thực hóa ước mơ đấy, tương lai mới sẽ chào đón chúng ta

Chúc các bạn thành công  kỳ thi THPT QG trong mùa tuyển sinh đại học 2019 sắp tới nhé!