Luật thi đấu tranh biện theo mô hình KARL POPPER

Mô hình Karl Popper là mô hình tranh biện hay được sử dụng tại các cuộc thi đấu tranh biện quốc tế. Về cơ bản, mô hình này không khác mấy so với mô hình 3×3 Y2D thường áp dụng khi dạy tranh biện. Cái khác biệt chính nằm ở phần đặt câu hỏi: trong Karl Popper, mỗi đội có hai lượt hỏi đáp trực tiếp. Nhưng rốt cục, dù chúng tôi sử dụng mô hình nào đi chăng nữa, ba nhiệm vụ chính của mỗi đội không thay đổi; đó là: đưa ra & bảo vệ luận điểm ủng hộ phe mình, phản biện đối phương, và đặt câu hỏi. Tương tự, nhiệm vụ của giám khảo vẫn là đánh giá đội nào đã làm tốt hơn ba nhiệm vụ chính nêu trên.

Mỗi cuộc tranh biện gồm:

  • Đội ủng hộ (Affirmative – A) gồm 3 người;
  • Đội phản đối (Negative – N) gồm 3 người;
  • Hội động giám khảo gồm 3 người trở lên, số giám khảo là số lẻ; trong đó 1 người kiểm soát thời gian;
  • Khán giả;
  • Người thu và tổng hợp phiếu chấm tranh biệ của giám khảo.

Trước khi vòng thi bắt đầu

Kiến nghị được sử dụng trong các vòng thi đấu Karl Popper có thể được cung cấp trước khi cuộc thi bắt đầu (vd 1 tháng) hoặc chỉ 45 phút trước khi vòng thi bắt đầu:

  • Cung cấp trước cuộc thi: các đội được phép tự do nghiên cứu và chuẩn bị
  • Cung cấp 45 phút trước mỗi vòng: được phép chuẩn bị cùng huấn luyện viên, tham khảo sách và tài liệu giấy được các đội chuẩn bị trước và không được phép sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào như máy tính, điện thoại.

Khi vòng thi diễn ra

  • Cuộc tranh biện gồm 2 phần chính đan xen nhau:
    • Phần nói của thành viên mỗi đội (xem chi tiết ở bảng dưới);
    • Phần hỏi đáp giữa đại diện của mỗi đội:
      • Người hỏi chỉ hỏi, không trình bày luận điểm;
      • Người hỏi có thể yêu cầu xem nguồn bằng chứng;
      • Người trả lời có thể bị người hỏi ngắt nếu trả lời không đúng câu hỏi.
  • Thời gian chuẩn bị: trước mỗi phần nói/hỏi đáp, các đội được phép xin thời gian để chuẩn bị. Tổng số thời gian chuẩn bị không được quá 8 phút cho mỗi vòng thi Karl Popper.

Quy trình và Tiêu chí Đánh giá Cuộc thi Tranh biện theo Mô hình Karl Popper

1. Quy trình

  • Mỗi giám khảo đều nhận được phiếu chấm điểm
  • Các giám khảo không được phép trao đổi với nhau trong suốt thời gian chấm và ra quyết định
  • Phiếu chấm điểm, một khi điền xong, phải nộp cho người phụ trách tổng hợp phiếu (10 phút để điền)
  • Một khi tất cả giám khảo nộp xong phiếu chấm, mỗi giám khảo có 5 phút để nhận xét vòng tranh biện vừa rồi và giải thích về lựa chọn của mình cho các đội (bước này thường được bỏ qua từ vòng tứ kết)

2. Tiêu chí

Giám khảo bắt buộc phải lựa chọn đội chiến thắng, không có phương án hòa và quyết định này dựa trên đánh giá độc lập của mỗi giám khảo xét đến yếu tố:

  • Chất lượng của luận điểm cả hai đội đã đưa ra;
  • Đánh giá mỗi luận điểm theo đúng hình thức các đội đã trình bày nó;
  • Không áp dụng bất kỳ kì vọng hay quan điệm cá nhận nào của giám khảo khi ra quyết định;
  • Không  áp dụng hiểu biết, chuyên môn về chủ đề được nói đến;
  • Xác định các vấn đề/xung đột chính trong cuộc tranh biện, chỉ ra đội nào giải quyết tốt hơn và tại sao.

Lượt nói của mỗi thành viên đội

  • A là ủng hộ: A1, A2, A3 lần lượt là người nói thứ nhất, nhì, ba;
  • N là phản đối ; N1, N2, N3 lần lượt là người nói thứ nhất nhì, ba;
  • Lượt nói được trình bày ở bảng dưới theo thứ từ người nói thứ nhất (A1) đến người nói cuối cùng (N3).
Người nói Vai trò Nội dung cụ thể Thời lượng nói
A1 Trình bày toàn bộ phiên tranh biện Trình bày toàn bộ phiên tranh biện của bên Ủng hộ 6 phút
N3 và A1 Hỏi đáp N3 đặt câu hỏi, A1 trả lời 3 phút
N1 Trình bày toàn bộ phiên tranh biện Phản biện phiên tranh biện của bên Ủng hộTrình bày luận điểm ủng hộ bên phản đối 6 phút
A3 và N1 Hỏi đáp N3 đặt câu hỏi, A1 trả lời 3 phút
A2 Phản biện N1 và ủng hộ A1
  • Phản biện N1Ủng hộ A1 bằng cách củng cố luận điểm A1 đã trình bày, ví dụ bổ sung bằng chứng, phát triển lý lẽ
  • Không đưa ra luận điểm mới
5 phút
N1 và A2 Hỏi đáp N1 đặt câu hỏi, A2 trả lời 3 phút
N2 Phản biện A2 và ủng hộ N1
  • Phản biện A2Ủng hộ N1 bằng cách củng cố luận điểm N1 đã trình bày, ví dụ bổ sung bằng chứng, phát triển lý lẽ
  • Không đưa ra luận điểm mới
5 phút
A1 và N2 Hỏi đáp A1 đặt câu hỏi, N2 trả lời 3 phút
A3 Tổng hợp xung đột để chứng minh A thắng
  • Phản biện N2Phân tích các xung đột chính để chứng minh A thắng
  • Không được đưa ra bất kỳ luận điểm mới hay bổ sung luận điểm cũ, kể cả bằng chứng
5 phút
N3 Tổng hợp xung đột để chứng minh N thắng
  • Phản biện A3Phân tích các xung đột chính để chứng minh N thắng
  • Không được đưa ra bất kỳ luận điểm mới hay bổ sung luận điểm cũ, kể cả bằng chứng
5 phút

Nguồn bài viết: Vietyouthtodebate

Nguồn video: Debate Empowering Sociality