SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á: THỰC HÀNH NGAY TRÊN GHẾ NHÀ TRƯỜNG QUA CÁC HỌC PHẦN ĐỀ ÁN

Tại Trường đại học Đông Á, việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đã trở thành một trong những nguyên tắc giáo dục cốt lõi. Trong số đó, học phần Luật Sở hữu trí tuệ được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực tế thông qua việc nắm vững lý thuyết cùng với những trải nghiệm thú vị ngay từ năm 3 Đại học.

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á: THỰC HÀNH NGAY TRÊN GHẾ NHÀ TRƯỜNG QUA CÁC HỌC PHẦN ĐỀ ÁN

Lý thuyết kết hợp thực hành: Cách tiếp cận toàn diện

        Tại Trường đại học Đông Á, việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đã trở thành một trong những nguyên tắc giáo dục cốt lõi. Trong số đó, học phần Luật Sở hữu trí tuệ được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực tế thông qua việc nắm vững lý thuyết cùng với những trải nghiệm thú vị ngay từ năm 3 Đại học.

        Với học phần này, sinh viên không chỉ được tiếp cận với những kiến thức pháp lý cơ bản về các loại quyền sở hữu trí tuệ, mà còn được mở rộng khả năng thực hành thông qua Đề án: Thực hiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Qua đó, sinh viên không chỉ hiểu rõ quy trình đăng ký nhãn hiệu từ khâu chuẩn bị tài liệu đến nộp hồ sơ, mà còn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

         Đăng ký nhãn hiệu là công cụ pháp lý hữu hiệu để đặt nền móng cho sự thành công bền vững của doanh nghiệp

        Nhóm sinh viên RICER ngành Luật chia sẻ: “Việc đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp. Nó không chỉ là biểu tượng thương mại giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau, mà còn là tài sản vô hình có giá trị kinh tế cao nếu biết khai thác đúng cách". Đăng ký nhãn hiệu cũng là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp. Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhãn hiệu chính là dấu hiệu đại diện cho danh tiếng, chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị sao chép mà còn là công cụ để khẳng định vị thế trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã chứng minh rằng giá trị của một nhãn hiệu mạnh có thể vượt xa giá trị tài sản hữu hình. Việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc gọi vốn, mở rộng thị trường, hoặc tiến hành các giao dịch thương mại, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

         Đối chiếu với những quy định của pháp luật hiện hành, đăng ký nhãn hiệu mang lại sự bảo hộ pháp lý mạnh mẽ cho chủ sở hữu. Một nhãn hiệu đã đăng ký được pháp luật công nhận sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn các hành vi xâm phạm như làm giả, sao chép hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu. Khi tranh chấp xảy ra, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng hợp pháp và thuyết phục để khẳng định quyền sở hữu, giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ của mình trước tòa án hoặc cơ quan chức năng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi vướng vào những tranh chấp hoặc bị xâm phạm nhãn hiệu, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về danh tiếng và phải chi rất nhiều tiền để khắc phục. Việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ là bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này, mà còn giúp xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác.

         Bên cạnh đó, đăng ký nhãn hiệu là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sáng tạo và đổi mới. Khi doanh nghiệp có quyền kiểm soát và khai thác độc quyền nhãn hiệu của mình, họ có thể đầu tư nhiều hơn vào việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo ra giá trị mới và góp phần đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Một nhãn hiệu được bảo hộ là cam kết về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm đáng tin cậy giữa hàng loạt các sản phẩm tương tự trên thị trường. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ nhãn hiệu giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa yên tâm khởi nghiệp mà không lo bị xâm phạm quyền lợi.

         Như vậy, thông qua học phần này, sinh viên đã nhận thức rõ rằng, đăng ký nhãn hiệu không chỉ là một biện pháp pháp lý bảo vệ tài sản trí tuệ, mà còn là chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc đầu tư vào đăng ký nhãn hiệu không chỉ là bảo vệ hiện tại mà còn là đặt nền móng cho thành công bền vững trong tương lai.

           Tăng cường tự tin và kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc

        Với việc thực hiện các nội dung được hướng dẫn và phân công trong học phần, sinh viên đã nắm vững và biết cách thực hiện các bước như: chuẩn bị bản thiết kế và mô tả nhãn hiệu, nghiên cứu thông tin nhãn hiệu đối chứng trên cơ sở dữ liệu, tìm hiểu về điều kiện và khả năng bảo hộ nhãn hiệu, phân loại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế Nice 2024,... và hoàn thiện các tài liệu cần thiết khác cho việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học cách đánh giá nguy cơ tranh chấp về nhãn hiệu, phân tích các bản án tranh chấp nhãn hiệu và dự trù cho những tình huống pháp lý có thể phát sinh để lựa chọn phương án xử lý phù hợp.

          Bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn, những hoạt động thực hành này còn giúp sinh viên xây dựng tự tin và sẵn sàng đối đầu với các thách thức trong thực tế. Nhóm sinh viên Chewy Bliss ngành Luật kinh tế chia sẻ: "Khi làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chúng em hiểu rõ hơn về việc áp dụng kiến thức pháp luật luật vào thực tế. Nhờ đó, chúng em cảm thấy tự tin và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai khi đã có sự chuẩn bị chắc chắn về kiến thức và kỹ năng từ khi ngồi trên ghế nhà trường."

        Ngoài ra, việc thông thạo trong quy trình, thủ tục và lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được trang bị trong học phần này còn giúp sinh viên ngành Luật và Luật kinh tế đóng góp hiệu quả vào các dự án khởi nghiệp và sáng tạo. Nhờ việc am hiểu quy trình pháp lý, sinh viên có thể tự tin hỗ trợ các đồng nghiệp hoặc doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong những dự án khởi nghiệp sáng tạo tại Trường Đại học Đông Á, với phương châm đẩy mạnh kết hợp liên ngành – xuyên ngành, sinh viên Khoa Luật trở thành những cộng sự đắc lực trong công tác pháp lý của nhiều dự án thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

        Chọn học tại Khoa Luật Trường đại học Đông Á không chỉ mang lại kiến thức lý thuyết mà còn tăng cường kỹ năng thực tế, giúp sinh viên sẵn sàng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nhờ vậy, sinh viên không chỉ trở thành những nhân lực sáng giá trong lĩnh vực pháp luật chuyên môn, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc khởi nghiệp bên vững.