Tại sao nên lập di chúc?
Lập di chúc là cách hiệu quả để hạn chế tranh chấp tài sản thừa kế. Pháp luật cho phép bất kì ai có tài sản hợp pháp đều có quyền lập di chúc để chỉ định người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế…. Kể cả những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Rất nhiều người nghĩ đơn giản rằng sau khi mất đi, theo quy định pháp luật thì tài sản của họ sẽ tự động được chuyển cho người thừa kế mà không cần di chúc. Nhưng trên thực tế, để những người thừa kế nhận được di sản là cả một quá trình phức tạp. Nếu người mất không để lại di chúc, các rắc rối khi phân chia di sản có thể xảy ra liên quan tới việc thống kê số lượng tài sản hoặc xác định những người được hưởng thừa kế theo pháp luật. Quá trình phân chia di sản có thể kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm và có khả năng xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau.

Lập di chúc là cách hiệu quả để hạn chế tranh chấp tài sản thừa kế. Pháp luật cho phép bất kì ai có tài sản hợp pháp đều có quyền lập di chúc để chỉ định người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế…. Kể cả những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Việc lập di chúc ngay khi còn khỏe mạnh, minh mẫn ở các quốc gia khác là rất phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc lập di chúc chưa thực sự được chú trọng bởi lẽ người ta thường né tránh, kiêng kị nói đến cái chết, chỉ nghĩ đến việc lập di chúc khi đã lớn tuổi, khi bệnh nặng; có thói quen phân chia tài sản cho con cháu theo cách nói miệng; soạn thảo di chúc không đúng quy định của pháp luật… điều này dẫn đến các hậu quả pháp lý không mong muốn cho những người thừa kế và trái với ý chí của người đã mất.