Kỹ năng tranh luận là một trong những kỹ năng mềm cần thiết và bắt buộc đối với mỗi sinh viên luật. Đó là một trong các chìa khóa giúp cho sinh viên luật đi đến thành công trên con đường sự nghiệp hành nghề luật của mình.
Mỗi sinh viên luật luôn luôn cần có kỹ năng tranh luận. Nhưng muốn có kỹ năng tranh luận thì trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là kỹ năng tranh luận.
Tranh luận - đó là một loại hình giao tiếp bằng lời nói giữa hai chủ thể trở lên. Nói một cách đơn giản, thì tranh luận là cuộc bàn cãi để tìm hiểu phải trái, đúng sai. Nhưng tranh luận không có nghĩa là mọt cuộc đấu khẩu, chửi bới không có luật lệ giữa các bên vốn có niềm tin vào quan điểm riêng của mình. Do đó việc tranh luận cũng cần phải có kỹ năng, để tiến hành tranh luận mà không rơi vào tranh cãi.
Kỹ năng tranh luận bao gồm những quy tắc nghiêm ngặt và các kỹ năng tranh cãi khá phức tạp. Đôi khi bạn cần đứng vào vị trí phản đối điều mà ngày thường bạn vẫn luôn tin tưởng là đúng. Việc tranh luận luôn luôn phải giới hạn trong một chủ đề nhất định, để tránh việc lan man “nói đồng quang sang đồng rậm” vượt ra ngoài chủ đề dẫn đến tiêu cực.
Vậy tại sao đối với sinh viên luật phải bắt buộc có kỹ năng tranh luận? Kỹ năng tranh luận vó giúp được gì cho sinh viên luật?
Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, bản thân chúng ta phải đứng ở góc cạnh của ngành luật. Ngành luật là một trong những ngành đòi hỏi sự khắt khe nhất các yêu cầu đào tạo đối với sinh viên. Ngoài tri thức và các kiến thức ứng dụng ra, muốn có một sản phẩm không chỉ tốt mà đạt chất lượng cao, cần phải trang bị cho nó những kỹ năng mềm cần có của ngành luật. Bởi đặc thù của ngành luật là đào tạo ra những sản phẩm để phục vụ cho lĩnh vực pháp luật và sâu xa hơn là cho xã hội, như: Nhà lập pháp, luật sư, chánh án, công tố viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thậm chí là Tổng thống hay chủ tịch nước, thủ tướng v.v.
Nghề luật là nghề đào tạo ra các bàn tay thắt nút cho xã hội, sắp xếp điều chỉnh, và quản lý xã hội; Bảo vệ và thực thi công lý. Muốn đưa ra một đạo luật đúng, sát vưới thực tiễn, giảm bớt phiền hà và tài chính cho xã hội. Thì không thể làm theo ý chí chủ quan của nhà lập pháp được. Mà luôn phải đưa vấn đề ra tranh luận giữa các nhà lập pháp với nhau, giữa các nhà lập pháp với nhà khoa học để tìm hướng đi đúng cho một đạo luật.
Để muốn có được những sản phẩm tốt đó cho công việc hành nghề luật sau này, phục vụ cho xã hội. Thì nhất thiết phải truyền tải, trang bị cho sinh viên kỹ năng tranh luận và nhiều kỹ năng mềm khác.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, trước hết mỗi sinh viên luật phải trả lời được câu hỏi: “Mình học luật ra để làm gì?” “mình muốn gì?”
Nếu bạn tham gia phiên tòa với tư cách là một luật sư bào chữa. Thì tại phiên tòa đó luôn luôn có một phần được gọi là phần tranh tụng. Tại đây là cuộc khẩu chiến có quy tắc luật lệ giữu một bên là đại diện viện kiểm sát với luật sư, hoặc luật sư với luật sư.
Ở các nước theo dòng họ Common law, tòa án được xem như là một hội trường tranh luận, thẩm phán chỉ đóng vai trò là người nghe, người điều hành, và người đưa ra phán quyết cuối cùng. Còn những nhận vật chính tại phiên tòa là các vị luật sư với nhau, hoặc các vị luật sư với các công tố viên. Sự thắng hay bại của một vụ án phụ thuộc rất lớn vào cuộc khẩu chiến, thuyết phục thẩm phán của vị luật sư bào chữa. Nếu vị luật sư có tài hùng biện tốt, biết cách tranh luận tốt với đối phương còn lại, thuyết phục được thẩm phán ngả theo quan điểm của mình, thì sẽ chiến thắng. Và ngược lại, luật sư bào chữa không thể tiến hành tranh luận lại được với công tố viên, hoặc luật sư bào chữa của đối phương thì không thể thuyết phục được thẩm phán nghe theo quan điểm của mình, và phần thua là chắc chắn.
Hoặc tại quốc hội một số nước phương Tây, nhiều lúc chúng ta thấy những hình ảnh, những cảnh tượng hỗn loạn, đánh đấm lẫn nhau của các nghị sĩ quốc hội tại nghị trường. Cảnh tượng đó bắt đầu từ việc họ tranh luận nhưng không tuân thủ đúng các nguyên tắc của tranh luận, biến một cuộc tranh luận thành một cuộc tranh cãi, ẩu đả, không tôn trọng nhau.
Từ những thực tế đó, người có kỹ năng tranh luận là người có sự tổng hợp của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viêt; kỹ năng thuyết trình tư duy phản biện, sử dụng thông tin một cách có hiệu quả để hình thành lập luận chặt chẽ, phân loại và xây dựng, sắp xếp hệ thống lập luận để hình thành quan điểm về một vấn đề cụ thể; kỹ năng lắng nghe chủ động kiến cho đối phương cảm thấy được tôn trọng, giúp ta tiếp nhận thông tin, và kỹ năng tư duy logic.
Do đó, kỹ năng tranh luận thật sự là cần thiết đối với sinh viên luật, để thật sự là một sản phẩm rốt khi ra trường, phát triển sự nghiệp trên con đường hành nghề luật của mình.
Nguồn: Nguyễn Anh (anhhonguyen.blogspot.com)